Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Những chất gây hại khó nhìn thấy trong nước ảnh hưởng như nào tới sức khỏe

Admin Ecom 28/05/2019

Với 41.000 km sông ngòi, trữ lượng nước ngầm nhiều thứ 15 thế giới, song Việt Nam nằm trong danh sách thiếu nước toàn cầu, đến năm 2017, chỉ khoảng 50% dân số được dùng nước sạch. Nhiều báo cáo lưu ý, tại một số vùng, tài nguyên nước ngày càng bị ảnh hưởng bởi nhiễm mặn, ô nhiễm hóa học, thời tiết khắc nghiệt.

Nhiều khu vực đầu nguồn có dấu hiệu ô nhiễm ở một số thời điểm, như sông Đồng Nai đoạn trung lưu và hạ lưu là khu vực tiếp nhận rác thải từ các khu công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do đó chất lượng nguồn nước suy giảm so với khu thượng nguồn. Hiện, chất lượng nước tại lưu vực sông có các chỉ số về N-N02, DO, TSS (tổng chất rắn hòa tan) vượt quá mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt.

Bên cạnh các vùng nông thôn ở Tây nguyên, vùng biển, sông nước đồng bằng Sông Cửu Long, tình trạng khan hiếm nước sạch còn xảy ra ở khu vực thành thị như Hà Nội. Ở những địa phương có địa hình thấp, nước thải sinh hoạt, công nghiệp chảy về, ngấm xuống làm bẩn các tầng nước sâu trong lòng đất khiến nước nhiễm kim loại nặng: asen, cadimi, thủy ngân... 

 

Theo thống kê của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém, 200.000 mắc bệnh ung thư mới mỗi năm do nguyên nhân chủ yếu từ nguồn nước không sạch. Thiếu nước sạch và vệ sinh kém là nguyên nhân khiến 44% trẻ em nhiễm giun, 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

 

 

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh - Nguyên trưởng khoa Nội 1 - Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cho biết, con người dễ bị các vi khuẩn trong nước tấn công làm suy giảm hệ miễn dịch gây các bệnh như: 

 

Bệnh sán lá gan: trứng sán có trong đường mật của vật chủ chính, được đào thải ra ngoài theo phân dưới dạng trứng chưa trưởng thành. Trong môi trường nước, trứng tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài dưới dạng ấu trùng lông. Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc, khi ăn phải ốc này thì ấu trùng sẽ vào cơ thể.

Bệnh sán lá ruột: một con sán lá ruột trưởng thành có thể đẻ tới 2.500 trứng mỗi ngày, trứng theo phân ra ngoài, phát triển trong môi trường nước ngọt ao hồ. Chúng sống bám vào một số cây mọc dưới nước như củ ấu, ngó sen, bèo... và phát triển thành nang trùng. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này sẽ nhiễm bệnh.

Bệnh sán lá phổi: ở môi trường nước, trứng sán phát triển thành ấu trùng lông và tiếp tục chu kỳ ở các vật chủ trung gian là ốc. Sau một thời gian ấu trùng trở thành bào ấu trùng rồi trùng đuôi (loại ấu trùng có khả năng bơi). Giai đoạn này chúng tìm đến tôm, cua nước ngọt để ký sinh. Trong tôm, cua sán lá phổi tồn tại ở dạng ấu trùng, khi con người ăn phải cua nấu chưa chín thì ấu trùng sẽ vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào máu, đến phổi.

Bác sĩ cho biết thêm, với các nguồn nước ô nhiễm từ kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, vi khuẩn trong nước... không chỉ gây ngộ độc, còn là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến. Trong đó, với nước nhiễm Asen, dù chỉ với liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư... Nếu nồng độ lớn, người dùng có thể có mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè khi mà nguồn thức ăn rất dễ bị ôi thiu do vi khuẩn xâm nhập. Biểu hiện dễ thấy của bệnh là đi ngoài liên tục kèm theo phân lỏng, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, nhợt nhạt, có thể sốt cao. Bệnh do một số loại vi khuẩn, virus gây nên như: E.coli, Colifom, Rotavirus.

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhất là ở trẻ em khi thời tiết chuyển mùa. Những dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh là mắt cộm đỏ, ngứa ngáy, mi mắt hay giật, chảy nước mắt. Nguyên nhân chính gây bệnh là do một số virus gây nên, chất hóa học khi xâm nhập vào mắt qua nguồn nước.

Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những thủ phạm chính gây nên dị ứng da là căn bệnh hay gặp ở trẻ vào thời điểm chuyển mùa bởi làn da còn non nớt. 

Theo bác sĩ Thanh, để nâng cao chất lượng nguồn nước, các hộ dân dùng nước giếng khoan nên xây dựng bể làm thoáng, lắng, lọc để xử lý sắt, mangan, các hợp chất hữu cơ, rong rêu và cặn bẩn... Nếu giếng bị phèn, nhiễm màu vàng, mùi tanh hay bị nhiễm đá vôi có thể xử lý luôn tại bể chứa ngay khi mới bơm lên

Người dân tại các đô thị thường sử dụng nước máy trong sinh hoạt hàng ngày. Nước phải vượt qua hệ thống ống dẫn dài từ xí nghiệp sản xuất đến mạng lưới vòi chảy tại nhà hộ dân. Nếu không bảo trì định kỳ, đường ống dễ đóng cặn bẩn, rong rêu, hoen rỉ sắt. Gia đình thấy nước đột nhiên chuyển màu vàng hoặc lắng cặn nên gọi điện phản ánh với xí nghiệp kinh doanh nước để nhân viên kỹ thuật đến bảo trì sớm, sục rửa đường ống.

Các gia đình cũng có thể làm sạch nước bằng Cloramin B để phục vụ mục đích sinh hoạt, tuy nhiên người dân không vừa khử trùng vừa đánh phèn vì làm mất tác dụng của Clo.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khi nước khi đun sôi có thể tiêu diệt được vi khuẩn và các chất độc hại, an toàn để uống. Tuy nhiên, khi được tái đun sôi, giữ trong thời gian dài sẽ tập trung các hợp chất có hại. Đồng thời, nước cần phải đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước đạt tiêu chuẩn y tế, tránh sử dụng loại nhựa tái sinh để đựng.

 

Ngoài ra người dân có thể sử dụng các thiết bị lọc nước, nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao, chức năng xử lý hiệu quả. Lưu ý, nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch... để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Đại diện của Karofi, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lọc nước, cho biết màng lọc RO cấu tạo từ những tấm màng mỏng bằng chất liệu TFC - Thin Film Composite gắn chặt và cuộn lại với nhau thành một cấu hình dạng xoắn ốc. Trên bề mặt màng gồm nhiều lỗ nhỏ có kích thước khoảng 0.1 - 0.5 nanomet (chỉ to hơn vài ba phân tử H2O).

Thiết bị chế tạo như vậy để chất rắn hòa tan (thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp...) thường có kích thước phần tử lớn nên không thể đi qua được màng lọc RO. Vi khuẩn (kích thước vài micromet), hay các loại virus nhỏ hơn (vài chục nanomet), đều to gấp nhiều lần kích thước của các lỗ lọc. Tất cả sẽ bị chặn, đẩy ra ngoài theo đường nước thải.

 

Ngoài sử dụng màng lọc, máy lọc nước của Karofi có bước cải tiến với chức năng hiển thị rõ chỉ số TDS (tổng chất rắn hòa tan, tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định) của nước trước và sau khi lọc. Điều này giúp người dùng có thể kiểm tra chỉ số TDS sau lọc. Mẫu kiểm nghiệm nguồn nước sau lọc của sản phẩm đạt được chứng nhận QCVN6-1:2010/BYT(tiêu chuẩn quốc gia về nước uống trực tiếp, không cần đun nấu), được cấp bởi Viện sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế).

Trước nhu cầu của thị trường lọc nước đòi hỏi gia tăng cả về chất lượng và số lượng, năm 2015 Karofi Việt Nam đã chi tới hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng một nhà máy mới quy mô lớn và hiện đại. Năm 2017 nhà máy đã đi vào hoạt động với công suất một triệu sản phẩm trong một năm, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

Các sản phẩm bao gồm linh phụ kiện, các loại máy lọc nước RO cao cấp, cây nước nóng lạnh, máy lọc nước tích hợp nóng lạnh được hoàn thiện từ khâu sản xuất đến khâu đóng gói.

Bộ phận R&D (nghiên cứu phát triển sản phẩm mới) được sắp xếp tại khu văn phòng điều hành, đầu tư bài bản nhất cả về chất lượng chuyên gia, nghiên cứu viên lẫn trang thiết bị. Tại đây, các ý tưởng thiết kế sản phẩm mới, hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm để phát triển ra một sản phẩm hoàn thiện.

Bài viết liên quan